Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trào ngược họng thanh quản LPR thường được ít người biết đến và rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp trên. Vậy trào ngược họng thanh quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị LPR như thế nào? Cùng đọc bài viết này và tìm hiểu các vấn đề trên nhé!
Bệnh trào ngược họng thanh quản là gì?
Trào ngược họng thanh quản hay LPR là một bệnh lý liên quan đến tình trạng acid dịch vị bị trào ngược, từ dạ dày lên thực quản đến các vùng thanh quản, họng gây viêm nhiễm và tổn thương các bộ phận này. Bệnh lý này có thể không xuất hiện các triệu chứng đặc hiệu nào nên còn hay được gọi là trào ngược thầm lặng. Tuy nhiên, riêng với các trường hợp LPR gây ra tình trạng viêm nhiễm tại thanh quản thì còn có tên gọi khác là viêm thanh quản sau, viêm thanh quản trào ngược.
Trào ngược họng thanh quản LPR dễ gây nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp trên do có nhiều biểu hiện tương đồng, không có triệu chứng đặc hiệu và diễn biến bệnh âm thầm.
Nguyên nhân trào ngược họng thanh quản
Thông thường, thức ăn sẽ di chuyển qua hầu họng, thực quản và đi đến dạ dày thông qua cơ vòng thực quản. Cơ vòng thực quản sẽ đóng vai trò như một chiếc van một chiều, chỉ mở khi thức ăn đi qua để ngăn dịch vị trào ngược từ dạ dày lên thực quản
Với những người mắc bệnh lý trào ngược họng thanh quản LPR, cơ thắt này bị suy yếu, dẫn đến tình trạng thường xuyên mở ra hoặc đóng vào nhưng không khít. Điều này làm cho dịch vị dạ dày dễ bị trào ngược lên hầu họng và thanh quản gây viêm nhiễm.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến trào ngược họng thanh quản phổ biến có thể kể đến như:
- Lối sống chưa lành mạnh, thức quá khuya, nằm sau khi vừa ăn xong,…
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Tiêu thụ nhiều các thực phẩm có tính axit hoặc cay, caffeine, rượu và các bữa ăn nhiều chất béo có thể làm tăng nguy cơ mắc LPR.
- Béo phì: Trọng lượng cơ thể dư thừa có thể gây áp lực lên vùng bụng, thúc đẩy trào ngược axit.
- Phụ nữ có thai.
- Hút thuốc: Hút thuốc làm suy yếu cơ vòng và làm tăng nguy cơ LPR.
- Cơ vòng thực quản bẩm sinh bị dị tật hoặc do chấn thương tạo nên.
Dấu hiệu và triệu chứng trào ngược họng thanh quản
Các dấu hiệu và triệu chứng của LPR khá đa dạng có thể bao gồm:
- Khàn giọng: Khàn tiếng mãn tính là triệu chứng LPR phổ biến do dây thanh quản bị kích thích. Theo nghiên cứu của nhà khoa học Koufman JA, LPR gây ra tình trạng khàn giọng ở 55% người có các dấu hiệu viêm đường hô hấp trên.
- Hắng giọng: người bệnh hắng giọng thường xuyên, cảm giác có dị vật trong cổ họng.
- Ho: Ho khan dai dẳng, dây thanh quản thường bị phù sưng lên vào buổi sáng do tiếp xúc với dịch dạ dày trào ngược.
- Đau họng: Đau họng dai dẳng, thường bị nhầm là viêm họng.
- Khó nuốt: Chứng khó nuốt có thể xảy ra khi axit kích thích thực quản.
- Chảy nước mũi sau: Chất nhầy tiết ra quá nhiều và có cảm giác chất nhầy chảy xuống phía sau cổ họng.
- Trào ngược hay xảy ra vào ban ngày.
Biến chứng trào ngược họng thanh quản
Nếu trào ngược họng thanh quản không được điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể dẫn đến một số biến chứng như:
- Bệnh dễ tái phát: Các mô, cơ quan đã bị kích thích ở cổ họng dễ bị nhiễm trùng hơn bình thường, vậy nên nguy cơ bệnh tái đi tái lại rất cao.
- Thay đổi giọng nói: Tình trạng viêm mãn tính có thể gây ra những thay đổi lâu dài ở giọng nói.
- Ung thư thực quản: tiếp xúc lâu dài với axit dạ dày có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thực quản.
- Các vấn đề về hô hấp: Nếu dịch vị dạ dày bị hít phải vào đường thở, hoặc vào phế quản phổi dẫn đến các vấn đề về hô hấp, bao gồm cả bệnh hen suyễn.
Điều trị trào ngược họng thanh quản
Sửa đổi lối sống là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc điều trị trào ngược họng thanh quản.
Các vấn đề cần lưu ý để có được một lối sống phù hợp với người mắc LPR có thể kể đến như: giảm cân, giảm kích thước bữa ăn, không nằm trong vòng 3 giờ sau bữa ăn, ăn chế độ ăn ít chất béo và ít axit, tránh đồ uống có ga hoặc chứa caffein, ngừng sử dụng thuốc lá và giảm uống rượu.
Nếu các biện pháp này không đạt được hiệu quả giảm triệu chứng, thì hãy đến các trung tâm y tế để được thăm khám và sử dụng các loại thuốc đặc trị với bệnh. Một số nhóm thuốc hay được sử dụng như:
- Thuốc đối kháng thụ thể histamin H2
- Thuốc ức chế bơm proton có thể ngăn chặn việc sản xuất axit
- Các nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày chẳng hạn như alginate và magaldrate cũng có hiệu quả với bệnh.
Trong những trường hợp nặng hoặc khi các phương pháp điều trị khác thất bại, có thể cân nhắc can thiệp bằng phẫu thuật. Trào ngược họng thanh quản là một tình trạng đầy thách thức đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện để việc điều trị được hiệu quả. Vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra một sản phẩm mang tính đột phá và ưu việt như Marial Gel để hỗ trợ điều trị LPR.
Marial Gel với công thức bao gồm Magie Alginate, phức hợp E-Gastryal mang lại tác động kép lên cả nguyên nhân lẫn quá trình trào ngược họng thanh quản. Sản phẩm vừa làm giảm nhanh các triệu chứng nhờ ngăn chặn quá trình trào ngược vừa tái tạo, làm lành các biểu mô bị tổn thương như niêm mạc hầu họng, thanh quản. Marial Gel tự hào là sản phẩm hoàn toàn thiên nhiên nên không có tác dụng phụ và phù hợp với hầu hết các đối tượng đang mắc phải tình trạng LPR, kể cả phụ nữ có thai và trẻ em trên 3 tuổi.
Sản phẩm có thời gian tác dụng rất nhanh, chỉ với 90 giây đã bao phủ các bề mặt bị thương tổn, đem lại cảm giác dễ chịu và giảm đau tức thời. Có thể xem Marial Gel là một giải pháp tuyệt vời cho những người đang tìm kiếm việc hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược họng thanh quản.
Can thiệp sớm và thay đổi lối sống là chìa khóa để giảm thiểu tác động của tình trạng trào ngược họng thanh quản LPR. Hãy sử dụng Marial Gel để làm giảm các triệu chứng của LPR cũng như giảm sự phụ thuộc vào thuốc điều trị. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về cách sử dụng sản phẩm hãy comment bên dưới hoặc liên hệ qua số Hotline: 0969.138.181 để được tư vấn thêm nhé!
Nguồn tham khảo:
- Laryngopharyngeal Reflux – StatPearls – NCBI Bookshelf, Jens Brown; Carl Shermetaro, PUBMED, truy cập ngày 23/02/2024.
- Guidelines of the French Society of Otorhinolaryngology–Head and Neck Surgery (SFORL), part I: Primary treatment of pleomorphic adenoma – ScienceDirect, S. Vergez, PUBMED, truy cập ngày 23/02/2024.
- An Update on Current Treatment Strategies for Laryngopharyngeal Reflux Symptoms – PMC, Krause AJ, Walsh EH, Weissbrod PA, Taft TH, Yadlapati R. PUBMED, truy cập ngày 23/02/2024.