Trào ngược dạ dày ban đêm là bệnh lý mãn tính, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống hàng ngày của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, ảnh hưởng của bệnh trào ngược dạ dày ban đêm để từ đó đưa ra cách điều trị hiệu quả thông qua bài viết dưới đây.
1. Trào ngược dạ dày ban đêm là bệnh gì?
Trào ngược dạ dày ban đêm là tình trạng rối loạn tiêu hóa dẫn đến trào ngược dạ dày khi người bệnh đi ngủ vào buổi tối. Thực chất, đây là hiện tượng axit dạ dày, dịch mật và thức ăn trào ngược chiều sinh lý, đi từ dạ dày lên thực quản. Nếu tình trạng bệnh trào ngược dạ dày ban đêm kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ, đời sống hàng ngày của người bệnh.
2. Nguyên nhân trào ngược dạ dày ban đêm
Để tìm hiểu sâu về tình hình bệnh cũng như các cách điều trị, trước tiên phải xác định đúng các nguyên nhân gây ra bệnh, cụ thể gồm 3 nhóm nguyên nhân chính như sau:
– Do lượng axit trong dịch vị dạ dày dư thừa
Nếu người bệnh mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày,… dẫn đến tăng tiết dịch axit ở dạ dày, gây nên tình trạng dư thừa.Và trong khi ngủ, dạ dày của người bệnh vẫn luôn hoạt động và co bóp, dẫn đến sản sinh nhiều axit và xuất hiện trào ngược dạ dày vào ban đêm.
– Tư thế và thời gian ngủ
Tư thế nằm ngủ cũng có thể là yếu tố gây hiện tượng trào ngược dạ dày ban đêm. Khi nằm ngủ với tư thế thẳng, dạ dày nằm ngang bằng với thực quản. Vì vậy khi bạn ăn quá no hay ngủ ngay sau ăn sẽ làm lượng axit dư thừa và thức ăn trong dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản.
– Tình trạng căng thẳng, trầm cảm kéo dài
Đây cũng chính là nguyên nhân lớn nhất khiến các bệnh lý về dạ dày kéo dài dai dẳng. Khi người bệnh gặp các vấn đề căng thẳng, trầm cảm kéo dài hay những cảm xúc tiêu cực, bực bội dồn nén đặc biệt lúc trước khi ngủ sẽ làm kích thích dạ dày tăng tiết dịch bất thường, gây ra trào ngược.
3. Ảnh hưởng của trào ngược dạ dày ban đêm
Trào ngược dạ dày vào ban đêm nguy hiểm hơn rất nhiều so với ban ngày bởi nó khó kiểm soát và gây ra những ảnh hưởng lớn đến người bệnh.
3.1. Mất ngủ do trào ngược
Bên cạnh các hiện tượng ợ chua, ợ nóng hay gặp ở trào ngược, người bệnh sẽ có thêm nhiều triệu chứng gây nên tình trạng mất ngủ về đêm, như:
– Khó thở, hơi thở khò khè, ngắt quãng.
– Cảm giác đau tức vùng ngực thường xuyên xảy ra;
– Ho khan, ho kéo dài liên tục làm tình trạng mất ngủ thêm trầm trọng hơn;
– Dễ có cảm giác buồn nôn, hay nôn mửa và nóng rát vùng cổ họng.
Với những triệu chứng trên, vào ban đêm người bệnh sẽ dễ mất ngủ, ngủ không sâu giấc.Tình trạng kéo dài sẽ làm cho cơ thể người bệnh bị suy nhược, khó hồi phục.
3.2. Viêm thực quản
Trào ngược dạ dày về đêm có thể gây ra kích ứng niêm mạc, dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày, hẹp thực quản. Người bị trào ngược thực quản quá lâu hoặc tái phát nhiều lần thường xảy ra tình trạng viêm thực quản mãn tính
Nếu không được điều trị kịp thời, những người mắc bệnh này có nguy cơ bị ung thư thực quản cao hơn so với người bị trào ngược dạ dày vào ban ngày,.
3.3. Ngưng thở do tắc nghẽn
Ngưng thở khi ngủ là lúc bạn cảm thấy hơi thở nông và bị ngạt, thiếu oxy khi đang ngủ. Tình trạng này có thể kéo dài đến 30 lần trong 1 giờ và nhịp thở dần trở về bình thường sau đó, nhưng sẽ có những dấu hiệu phụ như nghẹt mũi. Nguy hiểm hơn, đôi khi triệu chứng khác như ho và nghẹt thở có xu hướng trầm trọng hơn khi người bệnh cố gắng ngủ, do axit dạ dày trào ngược khiến bạn ho khan hoặc nghẹt thở.
Việc ngưng thở liên tục vào đêm sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và uể oải kéo dài. Người bệnh không có giấc ngủ sâu, từ đó các hoạt động vào ban ngày sẽ giảm sút, hiệu quả công việc cũng như sinh hoạt sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
4. Điều trị trào ngược dạ dày ban đêm
4.1. Sử dụng thuốc tây
Một số loại thuốc hay được bác sĩ chỉ định sử dụng để điều trị ngào ngược dạ dày như:
– Các loại thuốc kháng axit giúp điều hòa nhanh lượng axit dư thừa
– Thuốc ức chế H2 để ngăn chặn quá trình tiết axit dạ dày và tăng độ pH;
– Thuốc bơm proton giúp tăng điều hòa axit có trong dịch vị dạ dày.
Khi người bệnh được chẩn đoán bị nhiễm thêm virus HP, bác sĩ sẽ kê đơn thêm các loại thuốc kháng sinh. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được thăm khám và tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ để có lộ trình điều trị rõ ràng và hiệu quả. Tránh tự ý sử dụng mà không có sự hướng dẫn từ các chuyên gia y tế.
4.2. Bài thuốc dân gian
Trong dân gian từ xưa đã có nhiều cách chữa các bệnh lý dạ dày mà không cần quá lạm dụng những liều thuốc cao hay kèm theo tác dụng phụ. Trong đó, bạn có thể áp dụng các liều thuốc như:
– Củ nghệ và mật ong: Trong Củ nghệ có chứa chất chống oxy hóa, giúp lành nhanh các vết viêm loét dạ dày. Ngoài ra khi kết hợp cùng mật ong có tính kháng viêm cao, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm.
– Gừng tươi: là vị thuốc từ thiên nhiên, an toàn và lành tính, giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do trào ngược.
– Hoa cúc: có chứa chất giảm co thắt và kháng khuẩn, sẽ giúp dạ dày phòng ngừa vi khuẩn, nhanh lành vết thương do viêm loét dạ dày gây nên.
4.3. Marial gel – Liệu pháp chống trào ngược dạ dày
Marial gel là giải pháp hữu hiệu an toàn và lành tính, làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày và các triệu chứng khó chịu từ ợ nóng, ợ hơi,… Với tác dụng kép đặc hiệu, sản phẩm tạo một lớp bè nổi ngăn dịch dạ dày trào ngược và cùng lúc tạo một lớp màng bao phủ để bảo vệ thanh quản và niêm mạc thực quản, tạo cảm giác nhẹ dịu ngay lập tức và mang lại kết quả hỗ trợ điều trị tốt.
Marial gel có thể sử dụng được với cả những người mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và an toàn cả cho mẹ bầu, phụ nữ đang cho con bú. Vì vậy, bạn có thể yên tâm và tin dùng sản phẩm trong quá trình điều trị.
Hy vọng thông qua bài viết trên đây về trào ngược dạ dày ban đêm, người bệnh sẽ hiểu thêm về nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả tại nhà. Hãy nhớ sử dụng thêm Marial gel khi gặp tình trạng trào ngược dạ dày nhé! Nếu còn bất kì thắc mắc nào, có thể truy cập qua website hoặc số hotline: 0969.138.181 để được tư vấn tận tình và miễn phí!