Là giải pháp đột phá trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản và họng thanh quản, Marial Gel có nhiều nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả điều trị đã được công bố trên các tạp chí y khoa danh tiếng.
Nghiên cứu được đăng trên “Journal of Biological Regulators and Homeostatic Agents” năm 2018. Trong nghiên cứu có đề cập đến thực trạng của 2 căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và họng thanh quản (LPR). Bên cạnh đó, theo các nhà nghiên cứu, sự xuất hiện của một loại gel mới có chứa 2 hoạt chất là Mg – Alginates và phức hợp E – Gastryal đã mang lại một bước tiến mới trong điều trị GERD, LPR.
Nghiên cứu này đăng trên “Journal of Biological Regulators and Homeostatic Agents” năm 2018 và được thực hiện ở 56 trung tâm tiêu hóa phân bố trên toàn nước Ý. Các cuộc khảo sát cho thấy Marial Gel được ưu tiên kê đơn cho khoảng một phần tư số bệnh GERD nhân tại các trung tâm này.
Nghiên cứu tiếp tục được đăng trên tạp chí “Journal of Biological Regulators and Homeostatic Agents” và là phần tiếp theo của chuỗi thực nghiệm về hiệu quả của Marial Gel trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả điều trị trào ngược dạ dày thực quản của Marial Gel tương đương với việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI).
4. Gastric reflux: the therapeutical role of Marial® (Trào ngược dạ dày: vai trò điều trị của Marial®)
Một nghiên cứu khác trên “Journal of Biological Regulators and Homeostatic Agents” đã nghiên cứu cụ thể hơn về vai trò điều trị của Marial Gel đối với bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản và họng thanh quản. Kết quả đã chứng minh độ hiệu quả cao của Marial Gel trong cả hai trường hợp bệnh lý.
Đây là nghiên cứu về Mg-Alginate – một trong những hoạt chất chính của Marial Gel, được đăng trên tạp chí “European Archives of Oto-Rhino-Laryngology” vào năm 2022. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng không thua kém đã được tiến hành trên 50 bệnh nhân có triệu chứng trào ngược họng thanh quản nhằm so sánh kết quả điều trị giữa bệnh nhân dùng Mg-Alginate và PPI.
Sau 2 tháng điều trị, các triệu chứng và dấu hiệu LPR giảm rõ rệt dù áp dụng phương pháp điều trị nào. Các nhà khoa học nhận xét Alginate không thua kém PPI và có thể là phương pháp thay thế cho PPI trong điều trị LPR.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí “International Journal of Environmental Research and Public Health” nhằm đánh giá hiệu quả của magie alginate trong việc giảm các triệu chứng trào ngược chức năng ở trẻ sơ sinh. Kết quả chứng minh công thức chứa Mg-alginate từ Marial Gel làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản dai dẳng ở cả trẻ bú sữa công thức và trẻ bú mẹ không đáp ứng với các phương pháp tiếp cận hành vi và chế độ ăn uống.
Một nghiên cứu khác của Marial Gel trên tạp chí “Journal of Biological Regulators and Homeostatic Agents” năm 2021 nhằm chứng minh độ hiệu quả và an toàn của hoạt chất Mg – Alginate trong điều trị trào ngược họng thanh quản.
Một nghiên cứu khác về Marial Gel được thực hiện tại 86 trung tâm Tai – Mũi – Họng ở Ý và tiếp tục đăng trên tạp chí “Journal of Biological Regulators and Homeostatic Agents”. Nghiên cứu cho thấy với sự ra đời của Marial Gel, có đến hơn ⅔ bệnh nhân LPR tại các trung tâm này được kê Marial đơn trị liệu, ⅓ bệnh nhân được yêu cầu sử dụng Marial Gel kết hợp với PPI và chỉ không đến 1% người bệnh sử dụng PPI đơn liều.
Đây là nghiên cứu tiếp theo nằm trong chuỗi khảo sát giảm trào ngược họng thanh quản đăng tải trên tạp chí “Journal of Biological Regulators and Homeostatic Agents”. Khảo sát lần này vẫn được thực hiện trên các bệnh nhân của 86 trung tâm Tai – Mũi – Họng ở Ý. Khoảng 70% bệnh nhân được điều trị bằng Marial Gel đơn thuần, 27% bằng PPI cộng với thuốc bổ sung. So sánh giữa các nhóm cho thấy liệu pháp đơn trị liệu Marial Gel giúp giảm các triệu chứng trào ngược họng thanh quản nhiều hơn so với PPI cộng với liệu pháp bổ sung kể từ tuần thứ hai.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí “Medical Devices (Auckland, N.Z.)” nhằm nghiên cứu khả năng bảo vệ và bám dính lên niêm mạc của các thiết bị y tế công thức gel lỏng. Từ đó đánh giá độ hiệu quả của Marial Gel trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản.